- Hằng Nga và Hậu Nghệ
- Vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng
- Sự tích về chú Cuội của Việt Nam.
Nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích của tết Trung Thu
Thời gian diễn ra
Tết trung thu được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm Lịch và đã có từ ngàn năm nay, đây là thời gian mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, cũng là thời gian người Châu Á thu hoạch xong mùa vụ và bắt đầu tổ chức những lễ hội mà tiêu biểu trong đó là lễ hội trăng rằm. Món ăn được người Á Đông lưu tâm nhất trong mùa lễ hội này đó là Bánh Trung Thu, với rất nhiều hương vị khác nhau và thường được thưởng thức với trà, thường là trà đặc.Nguồn gốc, ý nghĩa và sự tích
Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam hay tiếp nhận từ nền văn hóa Trung Hoa.
Có 3 truyền thuyết chính được người ta biết đến nhiều nhất để nói về Trung thu đó là:
Ý nghĩa
Tết Trung thu của người Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với người Trung Quốc. Theo phong tục của người Việt Nam, bố mẹ ngày này làm cỗ cho các con để mừng Trung thu.
Đây là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc yêu mến của cha mẹ đối với mình. Do đó, tình yêu gia đình ngày càng trở nên khăng khít hơn bao giờ hết.
Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, ngắm trăng, và hát trống quân; trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ. Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Tục hát trống quân theo tương truyền có từ thời vua Lạc Long Quân.
Trên đây là Nguồn gốc, ý nghĩa, sự tích của tết Trung Thu
Xem thêm: Tại đây
Hoặc: Địa điểm du lịch gần Hà Nội dịp 2/9,
0 nhận xét:
Đăng nhận xét